Didongviet

Ngày giữa tháng 10, GS Hoàng Xuân Sính đến văn phòng làm việc tại Đại học Thăng Long, ngôi trường do ae888

【ae888】Nữ giáo sư Toán đầu tiên của Việt Nam viết luận án trong bom đạn

Ngày giữa tháng 10,ữgiáosưToánđầutiêncủaViệtNamviếtluậnántrongbomđạae888 GS Hoàng Xuân Sính đến văn phòng làm việc tại Đại học Thăng Long, ngôi trường do bà góp công sáng lập. Bà là nữ giáo sư Toán đầu tiên của Việt Nam, năm 1980, lĩnh vực Đại số; bà cũng giữ danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và là tác giả nhiều cuốn sách giáo khoa toán phổ thông và đại học.

Ở tuổi 90, bà vẫn sử dụng máy tính để cập nhật tin tức và nghiên cứu hàng ngày.

Bà Sính sinh năm 1933, quê ở làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp bằng tú tài 1, ban Sinh ngữ, tiếp Pháp và tiếng Anh tại trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp học tiếp lấy bằng tú tài 2, rồi học ngành Toán tại Đại học Toulouse.

Năm 26 tuổi, bà học xong thạc sĩ Toán. Rời bỏ tiện nghi ở nước Pháp, năm 1960, bà về giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội với chức danh chủ nhiệm bộ môn Đại số.

Là giảng viên, bà Sính nghĩ bắt buộc phải gắn giảng dạy với nghiên cứu. "Khoa học mỗi ngày một tiến, có lúc tiến rất nhanh. Nếu không cập nhật kiến thức mới thì những gì mình dạy sẽ rất cổ, người học ra khó làm việc tốt được. Thế nên, tôi nghĩ mình phải nghiên cứu. Làm tiến sĩ là khởi đầu của nghiên cứu. Đó là điều bắt buộc phải làm", bà Sính nói.

Cho rằng làm tiến sĩ chỉ là bước "tập dượt nghiên cứu", thế nhưng bà vẫn phải học hỏi rất nhiều bởi kiến thức 6 năm học ngành Toán là không đủ. Bà mày mò tự học trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, với "bốn không": không môi trường khoa học, không có thầy, không có sách và không có cộng đồng Toán học.

"Tôi khẳng định không ai làm luận án trong hoàn cảnh như tôi", bà Sính nói.

GS Hoàng Xuân Sính trong phòng làm việc ở Đại học Thăng Long ngày 18/9. Ảnh: Đại học Thăng Long

GS Hoàng Xuân Sính trong phòng làm việc ở Đại học Thăng Long ngày 18/9. Ảnh: Đại học Thăng Long

Suốt những năm đầu thập niên 1960, dù chưa có thầy hướng dẫn, bà Sính đã bắt đầu chuẩn bị cho việc nghiên cứu. Thời điểm đó, những người làm Toán đếm trên đầu ngón tay, chỉ có các giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Tụy và Lê Văn Thiêm. Đồng nghiệp của bà ở trường Sư phạm chỉ tốt nghiệp đại học, thậm chí có người tốt nghiệp hệ hai năm do thời gian được rút ngắn trước yêu cầu gấp rút đào tạo cán bộ trong hoàn cảnh chiến tranh.

"Điều này đồng nghĩa tôi không có môi trường khoa học và không có cộng đồng Toán học giúp đỡ", bà Sính chia sẻ.

Việc tự học cũng không suôn sẻ do không có sách. Thư viện trường Sư phạm lúc bấy giờ chỉ có sách Toán bằng tiếng Nga và tiếng Trung, rất hiếm sách bằng tiếng Anh. Để có thể đọc, bà Sính học tiếng Nga. Với bà, điều may mắn khi đó là Toán học không có quá nhiều từ vựng, mọi thứ chỉ xoay quanh định nghĩa, định lý và kết quả. Vì vậy, bà nhanh chóng đọc được.

Năm 1967, một năm sau khi giành giải thưởng Fields, giáo sư Toán học nổi tiếng Alexandre Grothendieck sang Việt Nam giảng bài như một cách phản đối chiến tranh. Bà Sính nghĩ đây là cơ hội, liền xin ông hướng dẫn làm luận án tiến sĩ và được nhận lời. Sau khi trở về Pháp, ông viết thư gửi bà để cho đề tài và dàn bài nghiên cứu.

Trong suốt 5 năm từ 1967 đến 1972, bà và thầy hướng dẫn viết thư trao đổi 5 lần, trong đó thầy gửi thư cho bà hai lần và bà phản hồi ba lần. Ngoài thư cho đề tài, GS Grothendieck gửi bức thư khác với nội dung "nếu không làm được bài toán khả nghịch thì bỏ đó, không cần làm nữa".

"Tôi viết thư ba lần. Một lần nói bài toán khả nghịch tôi không làm được. Lần thứ hai tôi nói đã làm được rồi. Lần thứ ba tôi nói đã xong hết dàn bài thầy cho", bà Sính kể. Ở mỗi lần, phải mất 8 tháng lá thư của bà hoặc thầy mới được chuyển đến nơi.

Bà Hoàng Xuân Sính (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng Giáo sư Toán học Alexandre Grothendieck (giữa) trong lần ông đến Việt Nam giảng. Ảnh: Gia đình cung cấp

Bà Hoàng Xuân Sính (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng Giáo sư Toán học Alexandre Grothendieck (giữa) trong lần ông đến Việt Nam giảng. Ảnh: Gia đình cung cấp

Bà Sính vẫn nhớ như in những ngày tháng vừa làm luận án tiến sĩ, vừa dạy học. Thời bấy giờ, chưa có chế độ cán bộ được nghỉ hay bớt giờ dạy để làm nghiên cứu, bà thậm chí phải dạy nhiều giờ hơn do có nhiều bằng cấp. Vì vậy, ngày đi dạy học, tối về bà mới bắt đầu làm luận án.

Việc đi dạy không đơn giản chỉ là giảng bài mà còn bao gồm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sinh viên giữa bom đạn. Lúc nào, bà cũng phải dỏng tai nghe tiếng máy bay để đưa sinh viên xuống hào giao thông tránh trú.

Tối về làm luận án từ 8-9h đến 12h đêm trong căn nhà tranh vách đất, nền ẩm ướt cỏ mọc đến đầu gối, muỗi "nhiều khủng khiếp", chiếc đèn dầu lay lắt phải che chắn sao cho máy bay phía trên không phát hiện. Sáng hôm sau, bà lại dậy sớm, đi bộ 4 km trên con đường đất lầy lội đến trường giảng bài.

"5 năm như vậy mà ước mơ chỉ đơn giản là ngày không nghe thấy tiếng máy bay, đêm không có muỗi hoặc có chiếc đèn pin để được đọc sách trên giường cho đỡ muỗi. Mang đèn dầu lên giường sợ có ngày bị cháy", bà Sính kể.

Năm 1972, khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà Sính đang đưa sinh viên đi thực tập ở trường phổ thông Phú Xuyên B. Những đêm đó, máy bay gầm rít khủng khiếp mỗi đêm rồi tiếng bom nổ liên tiếp, bà vẫn ngồi làm việc vì chỉ tối mới có thời gian cho nghiên cứu.

Khi chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không giành thắng lợi cũng là lúc bà Sính hoàn thành luận án. Đến năm 1973, luận án viết tay dài 200 trang bằng tiếng Pháp với tên "Gr-Catégories" (Gr -Phạm trù) của bà được gửi đến Pháp cho GS Grothendieck.

Bà Sính trên bìa báo năm 1981, khi 48 tuổi. Ảnh tư liệu từ Đại học Thăng Long

Bà Sính trên bìa báo năm 1981, khi 48 tuổi. Ảnh tư liệu từ Đại học Thăng Long

Làm xong luận án, bà Sính muốn sang Pháp ngay để bảo vệ. Thế nhưng, nhiều ý kiến phản đối do lo ngại bà đi sẽ không trở về nữa. Mãi đến năm 1975, bà Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ, có ý kiến thuyết phục, giúp bà hoàn thành ước nguyện.

"Bà Quế đưa ra lý lẽ rằng tôi đã 40 tuổi mà tuổi này ở nước ngoài rất khó xin việc, không có việc thì sao sống được bên đó. Bà cũng nói tôi có con rồi. Người phụ nữ sẽ không bao giờ bỏ con ở lại", bà Sính kể.

Tháng 5/1975, bà Sính đến Pháp bảo vệ luận án tiến sĩ. Thông thường, các luận án được đánh máy và in ra. Người làm luận án nhận được hỗ trợ từ cơ quan trao học bổng hoặc từ trường đại học nơi họ làm việc. Bà Sính không có đơn vị nào hỗ trợ. Thế nhưng, với vị thế của GS Grothendieck, bản luận án viết tay của bà được chấp nhận. Đây là luận án tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.

Sau 50 năm lưu lạc ở Pháp, trong năm nay, nhờ sự giúp đỡ của GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam; GS Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp và TS Jean Malgoire, nghiên cứu sinh cuối cùng của GS Grothendieck, bản luận án viết tay của bà Sính được đưa về Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, 90 năm ngày sinh của GS Hoàng Xuân Sính (5/9/2023), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản sách "Gr-Catégories" gồm toàn văn bản luận án tiến sĩ của bà.

GS Hoàng Xuân Sính xem cuốn sách in bản viết tay luận án của mình. Ảnh: Đại học Thăng Long

GS Hoàng Xuân Sính xem cuốn sách in bản viết tay luận án của mình. Ảnh: Đại học Thăng Long

Trong lời giới thiệu in trên cuốn "Gr-Catégories", GS Hà Huy Khoái chia sẻ tác giả luận án đã tiến hành những nghiên cứu khoa học ở tầm rất cao trong điều kiện cô lập với cộng đồng quốc tế, thiếu thông tin, tài liệu, thiếu cả những phương tiện tối thiểu nhất như bút giấy, ánh sáng.

"Một điều hiếm thấy nữa là phần tài liệu tham khảo của luận án chỉ có 16 cái tên mà trong đó hầu hết là sách, không phải các bài báo. Điều này chứng tỏ những kết quả nhận được trong luận án không phải là sự mở rộng những kết quả đã có mà là sự khởi đầu", ông Khoái viết.

Cầm trên tay cuốn sách in đầy đủ 200 trang viết tay cùng nhiều ảnh tư liệu, bà Sính nói may mắn khi thư viện của Pháp vẫn giữ được bản luận án này. Dù vậy, bà cho rằng việc nghiên cứu của mình "chẳng là gì" so với sự anh dũng của các giảng viên, sinh viên thời đó - những người cầm súng trường, nằm trên mái nhà bắn máy bay Mỹ.

"Người ta vẫn bảo luận án tiến sĩ có ba phần tư là công của thầy vì thầy là người định hướng đề tài, chỉ một phần tư là công của trò. Nên việc tôi bảo vệ luận án tiến sĩ cũng không có gì to tát", bà Sính nói.

Dương Tâm

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap